Bài viết nổi bật
print this page

Thai nhi 6 tuần tuổi

Trông bạn chưa ra dáng một bà bầu (thậm chí còn chưa có bất kỳ biểu hiện ốm nghén nào) nhưng bé yêu trong bụng lại đang lớn rất nhanh.

Sự phát triển của bé yêu

Tuần này, trái tim nhỏ, dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập trong khi bào thai thì giống như một con nòng nọc hơn là một con người. Các bộ phận chính như tim, thận đã bắt đầu phát triển.

Thai nhi 6 tuần tuổi
Trên thân của “chú nòng nọc” đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí.
Miệng cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là “khởi thủy” của cổ sau này. Mũi đã rõ rệt và “tiền thân” của võng mạc cũng đang hình thành.

Những thay đổi của người mẹ

Các biểu hiện của thai nghén tiếp tục hoặc bắt đầu vào tuần này. Nếu giống như đa phần các phụ nữ khác, bạn cần lưu ý với tình trạng buồn nôn (mà không chỉ xảy ra vào buổi sáng), mệt mỏi, căng ngực và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường. Dù chúng có thể gây phiền toái cho bạn nhưng đó là một phần của quá trình mang thai. Vì vậy, chúng sẽ không tồn tại lâu.
Một số phụ nữ đau đầu trong giai đầu thai kỳ, vậy thì hãy thử áp dụng một số gợi ý để xem cách nào phù hợp.
Tuy nhiên, có một số biểu hiện nghén mà bạn không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ giúp bạn.
Một điều quan trọng là bạn nên chú ý tới việc ăn uống để thai nhi nhận được các dưỡng chất tối ưu nhất. Chia nhỏ bữa ăn và uống thường xuyên sẽ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu cũng như giảm buồn nôn, mệt mỏi. Cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là khi bạn đang ăn chay.

Lời khuyên hữu ích

Một trong những cách giảm ốm nghén hiệu quả là thử ăn dưa chuột. Nó rất hiệu quả với một số người đấy.

Hoạt động cộng đồng

Nếu lần đầu tiên làm mẹ, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên về những biểu hiện và cảm giác khi cái thai trong bụng lớn dần lên. Hãy chia sẻ và cùng cảm nhận với những người đồng cảnh để biết được đâu là bình thường, đâu là không ổn.

Những việc cần lưu tâm

Tăng cường vitamin C, đặc biệt là thời điểm này, khi các tế bào phôi mầm đang lớn lên rất nhanh. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C là: cam, hạt tiêu đỏ, dâu tây, xoài, nho đen và kiwi.
Nếu bạn mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, nếu cảm thấy lo lắng về bất thường về gien, hãy trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.
Nếu từng đau đầu trước khi có thai và tiếp tục nặng hơn trong giai đoạn này thì hãy thử áp dụng một số cách tích cực trị chứng đau đầu.

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Tôi cần bao nhiêu năng lượng ở thời điểm này? Tôi đang rối tinh rối mù với những lời khuyên của bạn bè, họ hàng đây.
Trả lời: Thực tế bạn thường được khuyên là ăn cho 2 người nhưng bạn chỉ cần “nạp” theo mức cũ 200 – 300 calo/bữa. Mức này tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng phết bơ/margarine, hoặc 1 gói khoai nhỏ với 25g phô mai hay đơn giản chỉ là 1 cốc sữa.
Hỏi: Tại sao vệ sinh an toàn thực phẩm lại quan trọng? Tôi cần đề phòng những loại thực phẩm nào?
Trả lời: Ở những nước nóng ẩm như Việt Nam, vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Thậm chí, với thực phẩm đã nấu chín để trong tủ lạnh qua đêm cũng có thể là mọt nguồn thức ăn ô nhiễm. Vậy nên hãy cố gắng ăn tươi và chỉ nấu vừa đủ, tránh thừa.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần - Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành. - Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần - Hệ thần kinh hình thành. - Đã có dấu hiệu mang thai Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần - Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
0 nhận xét

Thai nhi 5 tuần tuổi

Bạn giờ đã mang thai được 4 tuần (hoặc bước sang tuần thứ 5 nếu bạn thích tính theo cách này), mầm sống mới đã thực sự hiện hữu trong cuộc đời của bạn. Bạn cần phải thích nghi với sự thay đổi kỳ diệu này thế nào đây?

Sự phát triển của bé yêu

Quả bóng tế bào đang phân chia không ngừng trong tử cung của người mẹ lúc này đã là một phôi mầm, có kích thước bằng hạt táo.

Thai nhi 5 tuần tuổi
Bước sang tuần thứ 5 là thời điểm đặc biệt then chốt đối với sự phát triển của bé.
Phôi mầm lúc này đã được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 “mẩu” nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai.
Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thần kinh đang phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé… bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Nếu bạn chưa dùng que thử thì đây cũng là thời điểm thích hợp để biết chính xác bạn có mang thai không (nếu không thấy “đỏ đèn”).

Sự thay đổi của người mẹ

Nếu việc mang thai là ngoài ý muốn thì đây là thời điểm bạn nghi ngờ mình đã “dính” bầu. Đừng lo lắng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất những việc cần làm. Nếu bạn thử que mà không thấy lên thì bạn có thể thử lại vào sớm hôm sau, khi vừa ngủ dậy.
Còn nếu đây là kế hoạch đã được định trước, bạn có thể bắt đầu tập luyện một chút. Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng luyện tập sẽ giúp săn chắc các múi cơ, tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Nó còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả (đặc biệt là khi bạn đang trong tình trạng thừa cân). Hãy chọn các loại vận động an toàn, phù hợp với các bà bầu như đi bộ, bơi lội.
Bạn cũng có thể tập một số động tác yoga đơn giản, tốt nhất là theo các lớp yoga dành cho bà bầu, nơi có những người hướng dẫn tập chuyên nghiệp.
Lưu ý là không vận động quá sức.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này ngực của bạn bắt đầu có sự thay đổi theo xu hướng lớn dần. Vì vậy nên mặc áo lót dành cho dân thể thao vào tất cả mọi thời điểm trong ngày để giữ cho bầu ngực luôn gọn và đẹp.

Hoạt động cộng đồng

Đã đến lúc công bố với mọi người rằng bạn có bầu? Vâng, và hãy tham gia vào nhóm các bà mẹ cũng đang ở cùng giai đoạn như bạn để chia sẻ kinh nghiệm.

Những việc cần lưu tâm

Bạn có thể làm việc trong suốt giai đoạn bầu bí? Hãy tìm hiểu về độ an toàn của công việc bạn đang làm, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên tiếp xúc tới tia X, hóa chất hay các công việc đòi hỏi sự nỗ lực lớn.
Bạn có cần phải uống các vitamin bổ sung trong giai đoạn thai kỳ?
Sự xóc nảy hay chạy nhảy có an toàn với bạn trong suốt quá trình mang thai?
Bạn cảm thấy hơi nhức đầu? Hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn hoa mày chóng mặt và choáng ngất.

Những lo lắng thường gặp

Tôi cần vượt qua những bực bội do thai nghén như thế nào? Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén? Hay cảm giác quá mệt mỏi chân như muốn khuỵu xuống? là những câu hỏi phổ biến của giai đoạn này.
Bạn hãy đảm bảo mình luôn được nghỉ ngơi, uống nhiều các loại nước không chứa cafein như nước tinh khiết, nước dừa, nước chanh tươi, trà thảo dược và nước hoa quả.
Nếu mang bầu vào thời điểm mùa hè nóng bức, bạn có thể sẽ hứng thú với sữa đã tách bơ, nó không chỉ giúp cơ thể chống mất nước mà còn cung cấp canxi cho cơ thể, một vi chất rất cần thiết trong giai đoạn này.
Đối với tình trạng ốm nghén, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm bản thân như thử ngửi hoặc ăn chanh, cho thêm gừng vào trà, dùng liệu pháp vi lượng đồng căn… Không có cách chống nghén chung cho tất cả các bà bầu trong giai đoạn này bởi phản ứng của cơ thể mỗi người đối với sự xuất hiện của mầm sống là rất khác nhau.
Nếu là người ăn chay hay mắc bệnh thiếu máu, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần - Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành. - Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần - Hệ thần kinh hình thành. - Đã có dấu hiệu mang thai Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần - Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
0 nhận xét

Thai nhi 4 tuần tuổi

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kì như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc những thứ khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Những người phụ nữ khác thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.

2. Bé thay đổi thế nào?

Tế bào hợp tử lúc này hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hóc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.

Thai nhi 4 tuần tuổi

3. Bé to chừng nào?

Thời điểm này bào thai vẫn rất nhỏ, chiều dài khoảng từ 0.35 đến 1 mm.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu chu kì kinh của bạn trễ hoặc bất thường, bạn nên dùng que thử thai tại nhà. Nếu kết quả là dương tính thì bạn hãy lên lịch khám với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ khám cho bạn cho đến khi thai đạt độ tuổi 8 đến 12 tuần. Nếu kết quả âm tính mà chu kì của bạn vẫn trễ, hãy đợi một tuần nữa trước khi thử lại.
Sau khi mất kinh, một số phụ nữ phải mất từ 2 đến 3 tuần mới phát hiện được hóc môn thai nghén trong cơ thể. Bạn cũng cần tìm một bác sĩ phụ sản và quyết định sẽ sinh con ở đâu. Nhiều bác sĩ phụ sản và nữ hộ sinh sẽ cho phép bạn sắp xếp cuộc hẹn để gặp và tham khảo ý kiến của họ trước khi bạn chọn bác sĩ riêng của mình. Xin xem thêm chi tiết về cách chọn bác sĩ phụ sản ở phần thông tin lựa chọn sinh con của chúng tôi.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nếu bạn chưa bắt đầu chế độ tập luyện hãy hỏi chỉ dẫn từ bác sĩ phụ sản của bạn. Kể cả khi bạn đã luyện tập thường xuyên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các bài tập luyện suốt thai kì. Hãy xem thông tin của chúng tôi về những hướng dẫn tập luyện trong thời gian này, hiệu quả của việc tập luyện, những bài tập tốt nhất và những dấu hiệu cảnh báo trong tập luyện.
Bạn cũng nên cẩn thận với các loại thuốc sử dụng trong suốt thai kì. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi trước khi uống các loại có kê đơn hay mua trực tiếp từ nhà thuốc. Bạn nên uống vitamin dành cho phụ nữ có thai chứa ít nhất 0.4mg axít folic. Loại vitamin này thường chứa từ 0.8 đến 1mg axít folic và cũng có làm lượng sắt cao. Cả hai loại đều quan trọng cho cơ thể mẹ và con.

6. Dành cho cha của bé

Nên tiếp tục bày tỏ những lo lắng và hồi hộp của bạn về việc vợ thai nghén. Hãy chia sẻ tin mình sắp làm cha mẹ với gia đình và bè bạn. Một số cặp vợ chồng thích thông báo tin vui ngay lập tức, trong khi số khác thích đợi cho đến khi họ có kết quả chắc chắn từ lần khám thai đầu tiên. Hãy thảo luận xem nên báo tin vui bây giờ hay nên đợi thêm một thời gian nữa.

 Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần - Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành. - Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần - Hệ thần kinh hình thành. - Đã có dấu hiệu mang thai Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần - Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
0 nhận xét

Thai nhi 3 tuần tuổi

1. Thai kì được tính như thế nào?

Thường có nhiều nhầm lẫn khi bàn về cách tính thai kì. Vì hầu hết phụ nữ không biết khi nào họ thụ thai nên thời điểm có thai luôn được tính từ ngày thứ nhất của của chu kì kinh vừa qua. Nếu tính theo cách này thì thai kì sẽ kéo dài khoảng 40 tuần.

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Nhiều phụ nữ không thấy thay đổi gì cả, nhưng một số lại có cảm giác đau râm ran và tăng tiết dịch âm đạo. Trong quá trình rụng trứng, một trứng chín muồi tách ra từ hai buồng trứng sẽ bắt đầu đi từ vòi Fallope (ống dẫn trứng) đến tử cung.

Thai nhi 3 tuần tuổi
Tinh trùng di chuyển qua tử cung để thụ tinh với trứng trong vòi Fallope. Chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một trứng. Cả tinh trùng và trứng bao gồm 23 nhiễm sắc thể khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hợp tử gồm 46 nhiễm sắc thể.
Khi đã đậu thai, giới tính, màu mắt, màu tóc, và nhiều yếu tố khác của bào thai đã được quyết định. Hợp tử tiếp tục di chuyển qua vòi Fallope đến tử cung và ở đây nó sẽ dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung. Để có thêm thông tin về quá trình rụng trứng, xin đọc Những thắc mắc về quá trình rụng trứng.

3. Bé thay đổi thế nào?

Tế bào hợp tử tiếp tục phát triển và nhân lên nhanh chóng tại thời điểm này. Một phần của nó sẽ tạo thành nhau thai. Nhau thai sản sinh ra chất HCG – một loại hóc môn màng đệm nhau thai được tìm thấy khi thử thai. Nước ối cũng bao quanh các tế bào để bảo vệ và làm màng đệm cho bào thai trong suốt thai kì. Một số sự phát triển cơ bản trong giai đoạn này bao gồm não,cột sống, tim và đường ruột

4. Bé to chừng nào?

Phôi thai lúc này rất nhỏ và trông giống một nhóm tế bào hơn là hình hài của một em bé. Kích cỡ chỉ bằng một đầu kim và dài xấp xỉ 0.15 mm. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu phôi thai không nằm trong cơ thể mẹ.

5. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Tập thể dục rất quan trọng trong suốt thai kì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hay tiếp tục chế độ tập luyện. Trong hầu hết các tình huống, nếu bạn đã và đang tập luyện thì bạn có thể tiếp tục lối sống năng động của mình. Xem danh sách liệt kê những bài tập luyện tốt nhất của chúng tôi. Mọi việc bạn làm, tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng đến bào thai.
Bạn cần phải tránh rượu, ma túy, một số thuốc, các loại thức ăn cần kiêng cữ, chất kích thích và thuốc lá. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong đầu thai kì. Axít folic và những dưỡng chất và vitamin khác đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai và một thai kì khỏe mạnh. Một chế độ ăn cân bằng có lượng đạm và canxi cao rất tốt cho cả mẹ và con. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ để nhận những lời khuyên về chế độ ăn hợp lí.

6. Để thai kỳ thoải mái hơn

Giai đoạn này cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi đột ngột và điều này có thể là một thời điểm tuyệt vời. Nhớ đừng quên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Hãy tận hưởng niềm vui làm mẹ.

7. Dành cho cha của bé

Cả vợ lẫn chồng sẽ đều có những lo lắng trong suốt những tuần kế tiếp dù đã lên kế hoạch kĩ càng cho việc có con. Hãy cùng cởi mở thảo luận về những lo lắng đó. Hãy hỏi han để vợ bạn cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Dành thời gian lên những kế hoạch nho nhỏ để giúp đỡ và làm cô ấy ngạc nhiên trong suốt 37 tuần tới.

 

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần - Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành. - Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần - Hệ thần kinh hình thành. - Đã có dấu hiệu mang thai Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần - Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
0 nhận xét

Thai nhi 1 & 2 tuần tuổi

1. Làm thế nào để tính tuổi thai?

Tính tuổi thai từ lúc em bé bắt đầu hình thành quả là khó khăn! Sự phát triển của bào thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, cho dù phải đến 2 tuần sau bào thai mới hình thành. Sở dĩ tuổi thai được tính từ ngày này là vì mỗi khi đến chu kỳ kinh, cơ thể của người phụ nữ đều chuẩn bị cho việc mang thai.

Nếu tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, đa số tuổi thai trung bình là 280 ngày. Tính tuổi thai từ ngày đầu của kỳ kinh cuối là một tiêu chuẩn đo lường giúp cho nhân viên viên y tế theo dõi thai kỳ vì rất khó để biết chính xác khi nào bắt đầu thụ thai. Để biết thêm chi tiết, hãy xem những thông tin của chúng tôi về cách tính tuổi thai.

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.

Vài điều bạn cần biết về sự rụng trứng:

  • Một trứng sống được 12-24 giờ sau khi rụng.
  • Thường chỉ một trứng rụng vào mỗi chu kỳ rụng trứng.
  • Sự rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, bệnh tật, hay bất cứ sự thay đổi nào.
  • Một số phụ nữ có thể thấy những đốm nhạt màu trong giai đoạn rụng trứng.

Làm thế nào để theo dõi sự rụng trứng?

Chu kỳ hàng tháng của phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sau. Trung bình một chu kỳ kinh bình thường kéo dài từ 28-32 ngày. Ngày đầu tiên của chu kỳ rụng trứng trùng với ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Đa số sự rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 11- ngày 21 của chu kỳ. Thời điểm này thường được gọi là “thời điểm thụ tinh” hay “giai đoạn thụ tinh” của chu kỳ kinh, vì vậy giao hợp ở thời điểm này có nhiều cơ hội thụ thai nhất. Để biết thêm thông tin về việc theo dõi rụng trứng như thế nào, hãy xem thêm phần kiến thức về thụ tinh, rụng trứng, và cách tính ngày rụng trứng.

3. Bé to chừng nào

Chưa có gì cả, nhưng hãy kiên nhẫn vì bào thai đang hình thành.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Cần có những thay đổi về cách sống để tăng khả năng thụ thai và sinh một em bé khỏe mạnh. Cần tập thể dục đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên uống thêm vitamin và ngưng sử dụng:
  • Cà phê
  • Chất đường tổng hợp
  • Rượu
  • Thuốc kích thích
  • Nicotine
Nếu như cần uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Để biết thêm chi tiết về dinh dưỡng trong thai kỳ, hãy xem phần thông tin về dinh dưỡng tiền thai kỳ.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Điều quan trọng nhất cần làm khi biết mình có thai là hãy sinh hoạt đúng cách, lành mạnh. Bởi vì sự thụ thai đã hình thành từ một tuần trước khi bạn nhận được nó nên sống lành mạnh ngay từ bây giờ sẽ bảo vệ bạn và em bé của bạn khỏi những chất độc và tác động có hại.

6. Dành cho cha của bé

Những người chồng thường không cảm nhận được vai trò của mình vào thời điểm này. Tuy nhiên, sức khỏe và cách sống của bạn cũng ảnh hưởng đến đứa con tương lai của bạn. Bạn nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, thuốc men, và thói quen như: hút thuốc, uống rượu, bất cứ loại thuốc nào. Bất cứ loại vitamin nào cũng có tác dụng tốt cho người đàn ông trong giai đoạn trước thai kỳ.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần - Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành. - Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần - Hệ thần kinh hình thành. - Đã có dấu hiệu mang thai Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần - Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
0 nhận xét

Bà bầu e ngại sữa đậu nành?


Minh Anh chuẩn bị cắm ống hút vào hộp sữa đậu nành thì bà chị dâu gạt đi: ‘Em uống sữa tươi đi, đừng uống đậu nành, nhỡ có bầu bé trai thì ảnh hưởng đấy’.

Bán tín bán nghi, Minh Anh không dám uống đậu nành nữa, dù trước khi có bầu đây là đồ uống ưa thích của cô. “Cô bạn thân của mình được khuyên không nên uống sữa đậu nành vì trong sữa có chất gì đó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé trai. Thế nhưng ăn đậu phụ lại không sao nhưng cũng không được ăn nhiều. Mình lo lo nên thôi cứ tạm kiêng đã” – Minh Anh chia sẻ.

Còn Thư (30 tuổi, Hà Nội) cũng lăn tăn về việc uống sữa đậu nành. Thư mới có bầu, nghén khủng khiếp. “Suốt ngày ôm lấy toilet vì cho được thứ gì vào miệng là phun ngay ra thứ ấy. Sữa bầu không uống được nhưng mình lại chẳng dám uống sữa đậu nành vì sợ ảnh hưởng đến con, nếu mang bầu bé trai” – Thư bộc bạch.

Vì không uống được cả sữa tươi nên Thư vẫn băn khoăn chọn mua sữa. Cô sợ không uống sữa thì bào thai không đủ chất dinh dưỡng.


Nhìn nhận về chuyện bà bầu nên hay không nên uống sữa đậu nành, các chuyên gia Mỹ nhận định: Sữa đậu nành là đồ uống có lợi cho phụ nữ mang thai vì chứa hàm lượng cao protein, cũng như axit folic rất cần thiết cho bà bầu. Ngoài ra, sữa đậu nành còn giàu vitamin B2, niacin, piridoksin và vitamin nhóm B khác....

Điều nhiều người mẹ băn khoăn là trong sữa đậu nành có chứa estrogen (giống estrogen nội tiết tố ở phụ nữ) nên có ảnh hưởng không tốt đến nam giới. Vấn đề này chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể. Hơn nữa, estrogen trong sữa đậu nành khá thấp nên không thể ảnh hưởng đến sinh sản ở bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh cho bé trai như nhiều người nghĩ.

Các chuyên gia cho biết, sữa đậu nành không nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh khi có bầu. Tuy nhiên khi uống sữa đầu nành cần chú ý:

- Không trộn sữa đậu nành với trứng gà vì chất anbumin (trong lòng trắng trứng) kết hợp với chất tripxin (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể và làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

- Không pha sữa đậu nành với đường đỏ bởi axít hữu cơ (trong đường đỏ) kết hợp với protein (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể, còn đường trắng thì không có hiện tượng này.

- Nếu tự làm sữa đậu nành, phải nấu kỹ vì trong sữa đậu có chất tripxin, nếu không chế biến kỹ khi ăn sẽ rất dễ gây ra đau bụng, buồn nôn.

- Không được đựng sữa đậu trong phích giữ nhiệt, vì nếu để trong đó một thời gian dài sẽ làm sữa đậu biến chất.

- Không nên uống sữa đậu nành quá nhiều dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy

Minh Anh chuẩn bị cắm ống hút vào hộp sữa đậu nành thì bà chị dâu gạt đi: ‘Em uống sữa tươi đi, đừng uống đậu nành, nhỡ có bầu bé trai thì ảnh hưởng đấy’.
Bán tín bán nghi, Minh Anh không dám uống đậu nành nữa, dù trước khi có bầu đây là đồ uống ưa thích của cô. “Cô bạn thân của mình được khuyên không nên uống sữa đậu nành vì trong sữa có chất gì đó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé trai. Thế nhưng ăn đậu phụ lại không sao nhưng cũng không được ăn nhiều. Mình lo lo nên thôi cứ tạm kiêng đã” – Minh Anh chia sẻ.

Còn Thư (30 tuổi, Hà Nội) cũng lăn tăn về việc uống sữa đậu nành. Thư mới có bầu, nghén khủng khiếp. “Suốt ngày ôm lấy toilet vì cho được thứ gì vào miệng là phun ngay ra thứ ấy. Sữa bầu không uống được nhưng mình lại chẳng dám uống sữa đậu nành vì sợ ảnh hưởng đến con, nếu mang bầu bé trai” – Thư bộc bạch.

Vì không uống được cả sữa tươi nên Thư vẫn băn khoăn chọn mua sữa. Cô sợ không uống sữa thì bào thai không đủ chất dinh dưỡng.
Nhìn nhận về chuyện bà bầu nên hay không nên uống sữa đậu nành, các chuyên gia Mỹ nhận định: Sữa đậu nành là đồ uống có lợi cho phụ nữ mang thai vì chứa hàm lượng cao protein, cũng như axit folic rất cần thiết cho bà bầu. Ngoài ra, sữa đậu nành còn giàu vitamin B2, niacin, piridoksin và vitamin nhóm B khác....

Điều nhiều người mẹ băn khoăn là trong sữa đậu nành có chứa estrogen (giống estrogen nội tiết tố ở phụ nữ) nên có ảnh hưởng không tốt đến nam giới. Vấn đề này chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể. Hơn nữa, estrogen trong sữa đậu nành khá thấp nên không thể ảnh hưởng đến sinh sản ở bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh cho bé trai như nhiều người nghĩ.

Các chuyên gia cho biết, sữa đậu nành không nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh khi có bầu. Tuy nhiên khi uống sữa đầu nành cần chú ý:

- Không trộn sữa đậu nành với trứng gà vì chất anbumin (trong lòng trắng trứng) kết hợp với chất tripxin (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể và làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

- Không pha sữa đậu nành với đường đỏ bởi axít hữu cơ (trong đường đỏ) kết hợp với protein (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể, còn đường trắng thì không có hiện tượng này.

- Nếu tự làm sữa đậu nành, phải nấu kỹ vì trong sữa đậu có chất tripxin, nếu không chế biến kỹ khi ăn sẽ rất dễ gây ra đau bụng, buồn nôn.

- Không được đựng sữa đậu trong phích giữ nhiệt, vì nếu để trong đó một thời gian dài sẽ làm sữa đậu biến chất.

- Không nên uống sữa đậu nành quá nhiều dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy

0 nhận xét

Tính toán lượng nước cần thiết mỗi ngày cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, nước không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn giúp cho các thai phụ có thể phòng tránh được một số bệnh như táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu… Tuy nhiên nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên uống khoảng 8 cốc (khoảng 2l nước) mỗi ngày (gồm không chỉ nước lọc), thêm một cốc 250ml nước sau mỗi tiếng vận động.

Tính toán lượng nước mỗi ngày cho bà bầu.
Sữa, nước quả, đồ uống chứa caffein (hoặc không) đều được tính vào số lượng nước kể trên. Tuy nhiên cần lưu ý là nước quả hay nước ngọt cung cấp thêm nhiều kalo nên đừng uống quá mức.
Bạn cũng cần giới hạn những đồ uống chứa caffein như trà và cola ở mức 200mg mỗi ngày. Uống quá mức này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Đồng thời, đồ uống caffein còn làm thai phụ bị mất nước. Bởi vì caffein làm bạn phải đi tiểu nhiều hơn.
Đừng ngại uống vì lo sẽ bị phù. Ngược lại, bạn càng uống đủ khi mang thai thì nguy cơ phù cảng giảm. Vì thế nếu bàn chân và mắt cá chân của bạn bị phù thì uống nhiều nước lọc có thể giúp cải thiện.
Nước lọc giúp vận chuyển dinh dưỡng từ máu của mẹ tới bào thai. Và uống đủ còn giúp phòng tránh mất nước cho mẹ. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong 3 tháng cuối, khi mất nước có thể gây co bóp tử cung và tăng tỷ lệ sinh non.
Nước lọc cũng giúp ngăn ngừa những khó chịu trong thời kỳ mang thai như táo bón, trĩ, nhiễm khuẩn bàng quang (uống nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng).
Nếu bạn muốn thưởng thức đồ uống mà không lo tăng cân, hãy thử thêm chanh, cam hoặc một vài lát hoa quả thái mỏng vào nước lọc. Nếu bạn không chắc mình uống bao nhiêu nước mỗi ngày thì nên chọn bộ cốc – bình có khắc vạch ml để kiểm tra.
0 nhận xét

4 hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

Đi bộ, làm việc chăm chỉ dưới bếp, kết bạn với chiếc điện thoại hay thức khuya một chút… là những hành vi tưởng chừng như vô hại, nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
4 hành vi dưới đây thường gặp nhưng ít được các mẹ bầu chú ý và nó có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Nguy cơ 1: Đi bộ trong trung tâm thành phố

Đi bộ là một môn thể thao rất thích hợp cho mẹ bầu vì nó nhẹ nhàng. Nó không chỉ giúp thư giãn, giảm bớt lo lắng mà còn nâng cao sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Duy trì việc đi bộ trong suốt thai kỳ có thể coi là một trong những toa thuốc sức khỏe tốt nhất cho thai phụ. Tuy nhiên, khi đi bộ, thai phụ cần chú ý để chọn đúng nơi.
Nhiều thai phụ đi bộ trong khu vực trung tâm thành phố cảm thấy xung quanh rất đông vui, náo nhiệt. Tuy nhiên đó chính lại là một nguy hại mà mẹ bầu nên xem xét lại. Bởi vì, tại những nơi như vậy sẽ có rất nhiều xe. Chúng có chứa một lượng lớn carbon monoxide, chì, oxit nitơ và lưu huỳnh trong khí thải.
Một khi giữa cacbon monoxit và hemoglobin có sự kết hợp vững chắc trong các tế bào máu của con người sẽ gây ra tình trạng bất ổn về sức khỏe. Thai phụ lúc này sẽ cảm thấy chóng mặt. Khí xe thải ra được hấp thụ vào máu của người mẹ thông qua hàng rào nhau thai vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Đi bộ là một môn thể thao rất thích hợp cho mẹ bầu vì nó nhẹ nhàng.
Ngoài ra, ở khoảng cách 3-5 mét so với mặt đất, trong không khí, các hạt bụi vô hình có chứa nhiều yếu tố độc hại và các chất sẽ ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và nước tiểu. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên đi dạo trong trung tâm thành phố hay những nơi quá nhiều xe cộ.
Không gian đi bộ lý tưởng nhất cho thai phụ là ở những con đường yên tĩnh, rợp bóng cây. Bởi vì không khí ở đây trong lành dễ chịu, lượng bụi thấp hơn 30% so với trung tâm thành phố, tiếng ồn giảm. Điều kiện môi trường tốt như vậy giúp cho tinh thần của thai phụ được thư giãn, đồng thời cũng hấp thụ được nhiều “khí vitamin” – aeroanion. Khí này không chỉ khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên nhẹ nhàng, bình tĩnh mà còn rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong bụng

Nguy cơ 2: Thức khuya

Trước khi mang thai, một số thai phụ do công việc hoặc thói quen sinh hoạt, giải trí, nên thường thức khuya và đi ngủ rất muộn. Vì vậy mà khi mang thai cũng khó thoát khỏi thói quen này. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe bản thân lại ảnh hưởng đến thai nhi.
Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất và gây ra mệt mỏi não.
Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ.

Nguy cơ 3: Ở lại lâu trong nhà bếp

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì mật độ khí độc hại không chỉ tồn tại trong các nhà máy, đường phố mà còn trú ngụ cả ở nơi vốn rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày: nhà bếp.
Gas hoặc thành phần khí dầu mỏ hóa lỏng rất phức tạp, khi cháy trong không khí tạo ra nhiều khí rất có hại cho cơ thể con người, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. Nồng độ khí carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon monoxide và các khí độc hại khác cao hơn nhiều lần nồng độ không khí ngoài trời, kết hợp với khói tạo ra trong việc nấu nướng khiến nhà bếp trở thành nơi ô nhiễm.
Trong khi đó, sự phát tán của bụi và bồ hóng cũng có chứa chất gây ung thư mạnh mẽ – benzopyrene. Nếu thông gió trong nhà bếp kém thì nồng độ khí có hại sẽ tăng hơn 5 lần so với tiêu chuẩn. Nếu thai phụ hít phải những khí ấy, chúng sẽ đi vào qua đường hô hấp vào máu, và sau đó thông qua hàng rào nhau thai vào trong các mô và các cơ quan của thai nhi. Do đó, làm gián đoạn và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bình thường cũng như phát triển của em bé.
Phụ nữ mang thai tốt nhất nên ít vào bếp. Nếu bạn cần phải nấu nướng thì nên giảm thiểu thời gian ở lại trong bếp. Nhà bếp cần thiết kế thông gió tốt để giảm thiểu các khí và chất độc hại. Nếu được thì bếp điện là lựa chọn an toàn hơn cả.

Nguy cơ 4: Bỏ bê khử trùng điện thoại

Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus. Đặc biệt, ở điện thoại công cộng thì độ bám dính của vi khuẩn và virus cao gấp nhiều lần. Thai phụ sử dụng điện thoại hiếm khi để ý đến vấn đề này, đặc biệt là những người sử dụng điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, chiếc điện thoại nhỏ bé lại là một trong những nguồn lây lan bệnh khá nguy hiểm.
Thông thường trong lúc bạn trò chuyện, đặc biệt là khi bị khàn tiếng, nước bọt có thể văng vào microphone. Chưa kể có lúc vừa điện thoại vừa ăn, sử dụng điện thoại sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay… Bằng cách này hay cách khác, sự tích lũy lâu ngày của virus trên điện thoại không được vệ sinh thường xuyên biến thành một ổ bệnh.
Virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua miệng hoặc lỗ mũi, niêm mạc hay một số vết thương hở. Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém đi càng có khả năng lây nhiễm lớn. Sự xâm nhập ấy gây ra một loạt các kết quả bất lợi, như nhiễm trùng đường hô hấp trên, sẩy thai, sinh non, bé còi cọc
Phụ nữ mang thai cố gắng không sử dụng điện thoại công cộng bên ngoài. Khi sử dụng điện thoại cá nhân thì nên giữ micro ở khoảng cách xa. Rửa tay ngay lập tức sau khi sử dụng. Đối với điện thoại văn phòng, điện thoại cố định… cũng nên luôn luôn xử lý khử trùng.
0 nhận xét

Giúp bà bầu vượt qua những nỗi lo lớn

Sợ bị nôn nhiều thì thai nhi dễ suy dinh dưỡng, sợ em bé sẽ bị dị tật bẩm sinh, sợ đau đẻ hay sau khi sinh em bé sẽ bị giảm ham muốn… là một trong những nỗi lo lớn của bà bầu. Vậy làm thế nào để giúp các bà bầu vượt qua những nỗi lo đó?

1. Lo bị nôn nhiều thì thai nhi dễ suy dinh dưỡng

“Bé có thể hấp thu dưỡng chất ngay sau khi bạn ăn, dù đó chỉ là một chiếc bánh quy hay một ly nước cam. Vì thế, bạn không nên quá lo khi bị nôn” – Giáo sư Morse chia sẻ (Giáo sư trung tâm Y khoa Los Angeles).
Trừ khi bạn bị ốm nghén nặng tới mức bị mất nước, kiệt sức, bạn mới nên nhờ đến bác sĩ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi bằng các loại viên nén vitamin tổng hợp.
Và cách tốt nhất để giảm khó chịu cho cơ thể là hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 2-3 bữa thật no.

Giúp bà bầu vượt qua mọi nỗi lo.

2. Sợ bé bị dị tật bẩm sinh

Nhiều bà mẹ đi khám thai định kỳ, bác sĩ kết luận là thai nhi phát triển bình thường nhưng họ vẫn lo lắng những vấn đề dị tật bẩm sinh có thể xảy ra với bé. Những mối lo ở người mẹ không phải là vô lý. Bằng chứng, là dù thai nhi có được chẩn đoán là phát triển bình thường qua siêu âm thì không ai có thể khẳng định chắc chắn, bé sẽ khỏe mạnh sau khi chào đời.
Theo thống kê, có khoảng 4% bé bị mắc dị tật bẩm sinh bao gồm hội chứng Down và hàng trăm loại khiếm khuyết thể chất khác ở bé…
Thai phụ nên học cách bảo vệ sức khỏe thai nhi như bổ sung vitamin và axit folic (chủ yếu qua thực phẩm) trước và trong khoảng thời gian mang bầu. Cách này sẽ giảm thiểu nguy cơ khuyết tật não và tủy sống ở bé. Ngoài ra, người mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gia đình có tiền sử về khuyết tật thai nhi bẩm sinh.

3. Sợ đau đẻ

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi bé mỗi ngày mỗi lớn hơn, bạn sẽ xuất hiện nỗi sợ đau khi sinh nở (đặc biệt với bà mẹ sinh con lần đầu). Những câu hỏi như: Không biết cảm giác đau đẻ sẽ như thế nào, kéo dài bao lâu, có nguy hiểm gì không?… luôn thường trực trong đầu bạn.
Nên nhớ rằng, với kỹ thuật y khoa tiên tiến ngày nay thì quá trình chuyển dạ không còn là thử thách hiểm nguy nữa. Nếu bạn thuộc nhóm thai phụ dễ lo lắng, bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức về quá trình mang thai và sinh nở cho yên tâm. Có rất nhiều bài viết kèm theo hình minh họa về quá trình vượt cạn của phụ nữ mà bạn nên tham khảo. Ngoài ra, bạn cũng nên đăng ký tham gia lớp học tiền sản để giảm thiểu cảm giác đau đớn khi chuyển dạ.
“Lờ đi những mối lo không cần thiết. Bạn nên trao đổi cởi mở những điều sợ hãi trong lòng với bác sĩ hoặc những người mẹ có kinh nghiệm. Bạn sẽ tìm được đáp án để giải mã cho nỗi sợ của mình” – Bác sĩ Morse cho biết.

4. Hốt hoảng khi chuyển dạ

Những phụ nữ lần đầu làm mẹ thường hoang mang khi phải ở trên bàn sinh một mình mà không có người thân bên cạnh (trừ một số ít bệnh viện chấp nhận cho người thân của sản phụ vào phòng sinh).
“Chính tâm lý hoảng hốt sẽ làm quá trình chuyển dạ của bạn khó khăn hơn. Bạn chỉ nên tập trung suy nghĩ niềm vui sắp được thấy mặt bé thay vì phân tán tư tưởng vào những điều không đâu. Cố gắng áp dụng những bài tập thở bạn đã từng được học, cơn chuyển dạ sẽ trôi qua êm đẹp” – Morse gợi ý.

5. Sợ sẽ giảm ham muốn sau sinh

Hội chứng lãnh cảm sau sinh là có thật với một số ít thai phụ. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ đều vướng phải khó khăn này. Vào tháng đầu sau sinh, bạn có thể thèm ngủ hơn thèm “yêu”. Các bác sĩ gợi ý rằng, tâm lý ngại “yêu” cũng bình thường, bởi vì âm đạo vẫn còn cảm giác đau và kém thoải mái vì trải qua sinh nở.
Thêm vào đó, quá trình cho con bú (nhất là bú đêm) cũng làm vợ chồng bị cụt hứng với chuyện ấy. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nữa, khi cơ thể bạn hồi phục thì ham muốn yêu sẽ tự nhiên quay lại.
0 nhận xét

10 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt hơn

Để giúp các bậc phụ huynh không làm con mình béo phì hoặc suy dinh dưỡng, các chuyên gia tâm lý trẻ em Eileen Kennedy (Bệnh viện Cleveland, Ohio) và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa một số lời khuyên rất hữu ích dưới đây, các bậc phụ huynh hãy tham khảo và áp dụng nhé!

Không cấm các loại thực phẩm ít dinh dưỡng

Một khi trẻ đã thích bim bim, bánh ngọt, thật khó để ngăn cấm chúng ăn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên hạn chế số lượng mà trẻ em được phép ăn mỗi ngày, chứ không nên cấm đoán hoàn toàn.
Cấm ăn một loại thực phẩm cụ thể là một ý tưởng tồi bởi vì chúng vẫn được bày bán sẵn ở bên ngoài nhà bạn. Con của bạn nếu thèm quá, bé vẫn có thể ăn dù lúc đó bụng đã no. Điều này có thể dẫn đến thói quen ăn quá nhiều.

Khuyến khích bé ăn thông minh tại trường

Hãy chú ý đến khẩu phần ăn trưa ở trường của con bạn. Kiểm tra thực đơn mỗi ngày của con và hướng dẫn trẻ có các lựa chọn lành mạnh. Bằng cách đó trẻ sẽ có kinh nghiệm nhận biết và chọn được những thực phẩm dinh dưỡng.
Đối với đồ ăn nhẹ, thay vì đưa con tiền để mua, bạn có thể giảng giải cho trẻ hiểu rằng chúng có thể tiết kiệm tiền từ việc không mua sô-đa, bim bim, kẹo để mua những món đồ không phải là thức ăn khác. Bạn có thể chuẩn bị cho trẻ những món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng khác ví dụ táo… để mang đến trường.

Giúp các bậc phụ huynh không làm con mình béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

Không mua các loại thực phẩm ít dinh dưỡng với số lượng lớn

Nếu bạn muốn mua một loại thực phẩm đó, hãy mua gói nhỏ nhất có thể thay vì mua gói to. Bạn có thể mua một bịch những gói bim bim 10 gr nhỏ phù hợp với một lần ăn, thay vì mua những gói to 20 gr. Nên cất những món ăn này khỏi tầm mắt và tầm với của trẻ, để chúng không bị cám dỗ với những món ăn có sẵn trước mắt.

Cảnh báo bé về thức uống nhiều calo

Các bé tiểu học và trung học phổ thông không hiểu đó là thực phẩm không lành mạnh với bao nhiêu calo được đóng gói trong đó. Chúng không thể biết mỗi ngày mình tiêu thụ bao nhiêu calo rỗng (không có chất dinh dưỡng) từ những đồ uống có đường này.
Hãy giúp các bé hiểu có bao nhiêu calo rỗng trong các thực phẩm yêu thích của chúng và khuyên chúng nên chọn những thức uống không chứa năng lượng nếu chúng có thể uống.
Để giúp trẻ em phát triển thói quen uống nước lành mạnh, ngay từ khi bé tập đi, hãy cho bé uống nhiều nước và sữa nguyên chất để tránh việc bé uống nước trái cây có đường và sữa chocolate. Nếu bạn cho bé uống nước hoa quả, hãy uống nước hoa quả nguyên chất được pha với nước lọc.

Khuyến khích ăn hoa quả và rau xanh

Khi nấu ăn, bạn luôn nhớ phải có một loại thức ăn lành mạnh mà bọn trẻ thích và sẽ ăn. Nấu một lượng hạn chế tinh bột, chẳng hạn khoai tây chiên kèm salad rau quả để khuyến khích bé.
Để tiếp tục lôi kéo người ăn khó tính của bạn thử một món ăn lành mạnh, nhiều rau, cho phép bé xem bạn chuẩn bị bữa ăn, thậm chí bé có thể làm một phần dưới sự giám sát của bạn. Đặt tên cho món ăn mà bé đã giúp bạn làm, ví dụ “Salad Thái của Tania” để khuyến khích bé ăn.

Làm tấm gương tốt

Các bé tuổi teen thường làm ngược lại lời khuyên ăn uống lành mạnh của bố mẹ, nhưng trên thực tế, ý tưởng và hành động của bạn có tác động lớn đến suy nghĩ của chúng về dinh dưỡng.
Trẻ mẫu giáo đặc biệt thích sao chép những gì cha mẹ làm. Bé có khả năng bắt chước sở thích ăn uống của bạn và sẵn sàng để thử thức ăn mới. Vì thế, bạn hãy chọn những thực phẩm lành mạnh trước mặt bé. Ăn cùng con cái bất cứ khi nào có thể, để con biết bạn thích ăn trái cây và rau quả như thế nào. Hãy làm cho bữa ăn vui vẻ bằng cách thử ăn những món mới cùng nhau.
Với những đứa trẻ lớn hơn, khuyến khích chúng bằng cách tạo một khuôn mặt vui vẻ khi ăn rau hoặc nói chuyện tiêu cực về một món ăn ít dinh dưỡng nào đó.

Bắt đầu với phần nhỏ

Sử dụng bát và đồ dùng nhỏ cho trẻ ăn. Cho phép bé tự ăn khi đã 3-5 tuổi và có thể tự ăn một cách an toàn. Đầu tiên, bé có thể tự xúc salad hoặc một số thức ăn không nóng khác.
Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy “trưởng thành”. Bạn cũng giúp bé hiểu bé có thể ăn bao nhiêu. Khuyến khích bé tự xúc ăn, sau đó nếu bé vẫn còn đói, bạn có thể cho bé ăn thêm.

Giúp bé nhận ra khi nào đã ăn no

Hãy nhắc trẻ ngừng ăn khi con bắt đầu cảm thấy no. Không đôn đốc trẻ phải ăn hết tất cả thức ăn trong bát và không khen ngợi nếu trẻ ăn hết. Thay vào đó, hãy nói với trẻ rằng tốt nhất là chỉ ăn nhiều như con muốn tại thời điểm đó, và các thức ăn thừa có thể được ăn tiếp sau khi con thấy đói.
Cho phép con của bạn ngừng ăn khi trẻ cảm thấy no, ngay cả khi bạn cảm thấy con ăn không đủ. Buộc trẻ phải ăn khi không còn đói có thể dẫn đến thói quen ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe.
Để giúp con trẻ hiểu được dấu hiệu đã ăn đủ, bạn có thể hỏi con tại bữa ăn như: “Bụng của con đã đầy chưa?” hoặc “Dạ dày của con còn gầm gừ nữa không?”

Tuân thủ nghiêm ngặt thời khóa biểu các bữa ăn

Bạn nên tuân theo thời khóa biểu của các bữa ăn một cách nghiêm ngặt, không khuyến khích trẻ em ăn vặt suốt ngày, hoặc để chúng quá đói giữa các bữa ăn, khiến chúng có thể ăn bù rất nhiều ở chính bữa.
Hầu hết trẻ em cần ba bữa chính, một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy con đang ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Mặc dù việc nghiêm túc thực hiện thời khóa biểu ăn uống là rất quan trọng nhưng không nên gây áp lực buộc con vào ăn nếu đôi khi trẻ cho rằng chúng không đói vào giờ ăn.
Nếu con của bạn bỏ một bữa ăn, không nên bù cho bé bằng kẹo hoặc bánh. Thay vào đó, hãy cho bé một món ăn lành mạnh, chẳng hạn táo hoặc cà rốt, và phải đảm bảo rằng bé sẽ ăn đầy đủ trong bữa tiếp theo.

Thử ăn những thực phẩm dinh dưỡng mới

Đừng nản chí nếu bé bướng bỉnh từ chối bông cải xanh hoặc đậu Hà Lan. Phải mất thời gian để trẻ em tìm hiểu hương vị của một món ăn mới. Bạn nên làm món ăn mới nhiều lần, vì có thể mất đến cả chục lần thuyết phục để bé quyết định ăn một loại thực phẩm nào đó.
Để giúp một bé khảnh ăn hoặc một thiếu niên bướng bỉnh ăn uống lành mạnh, bạn nên cho bé lựa chọn, ví dụ hỏi “Con muốn tối nay ăn rau gì, dưa chuột hoặc cà chua” thay vì chỉ là “Con có muốn cà chua cho bữa ăn tối?”
0 nhận xét

Ảnh của bé



1 nhận xét
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Yêu con của mẹ - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger